(function(i,s,o,g,r,a,m){i['GoogleAnalyticsObject']=r;i[r]=i[r]||function(){ (i[r].q=i[r].q||[]).push(arguments)},i[r].l=1*new Date();a=s.createElement(o), m=s.getElementsByTagName(o)[0];a.async=1;a.src=g;m.parentNode.insertBefore(a,m) })(window,document,'script','https://www.google-analytics.com/analytics.js','ga'); ga('create', 'UA-102184625-1', 'auto'); ga('send', 'pageview');
Cũng giống như tai nghe headphone các dòng máy trợ thính hiện nay trên thị trường cũng vô cùng đa dạng. Nếu dựa vào cấu tạo theo dây đeo, máy trợ thính sẽ được chia thành 2 loại là máy trợ thính có dây và máy trợ thính không dây.
Nhưng nếu vào chi tiết hơn thì máy trợ thính sẽ được chia thành rất nhiều loại. Cụ thể như sau:
Máy trợ thính trong tai siêu nhỏ (CIC): Một trong những dòng máy có kích thước siêu với thiết kế nằm lọt vào trong tai người đeo mang đến tính thẩm mỹ cao. Được trang bị công suất khuếch đại lớn, CIC sẽ hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân bị khiếm thính nặng; tuy nhiên dòng máy này thường có mức giá lên đến vài chục triệu đồng.
Máy trợ thính nằm trong tai (ITC, ITE): Loại máy trợ thính này có kích thước lớn hơn CIC một chút, hỗ trợ cho ngưỡng thính lực từ mức độ nhẹ đến nặng. Đối tượng sử dụng dòng máy này thường là người lớn, những người vốn đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
Máy trợ thính đeo sau vành tai (BTE): Đây được xem là dòng máy trợ thính truyền thống với thiết kế đơn giản dễ sử dụng. Với nhiều mức công suất khác nhau, BTE sẽ hỗ trợ tốt cho nhiều đối tượng khác nhau từ mức độ nhẹ đến nặng.
Máy trợ thính có loa đặt trong tai (RIC): Thích hợp với những người bị vấn đề về thính lực nhẹ, bị điếc do làm việc ở những môi trường ồn ào; đặc biệt thiết bị này sẽ rất phù hợp với những người già bị lãng tai.
Máy trợ thính bỏ túi áo: So với các dòng máy kể trên, loại máy này thường khá cồng kềnh vì thiết kế có dây; khi sử dụng người dùng phải cho bộ phận khuếch đại vào túi áo hoặc kẹp vào trên áo.
Máy trợ thính kết nối với điện thoại: Một dòng sản phẩm máy trợ thính thế hệ mới được phát triển bởi Công ty GN Store Nord đến từ Đan Mạch cùng với Apple. Thiết bị này có thể kết nối với iPhone/iPad thông qua cổng Bluetooth và truyền tải âm thanh đến tai người nghe.
Ngoài giọng nói, âm nhạc… loại máy trợ thính kết nối với điện thoại còn hỗ trợ truyền tải gần như loại loại tín hiệu âm thanh có sẵn trên môi trường internet.
Chọn những máy trợ thính có các bộ phận cấu tạo được làm từ những chất liệu an toàn như vỏ bằng nhựa ABS, PP chống nước, bụi bẩn và bám dính; các núm tai nghe bằng chất liệu silicone mềm mại; dây đeo chắc chắn và bền bỉ.
Khả năng khuếch đại hay chất âm chắc chắn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một chiếc máy trợ thính; đảm bảo máy trợ thính bạn chọn có khả năng cho ra những âm thanh có chất lượng tốt, rõ ràng và chân thực.
Tùy vào mẫu mã, thương hiệu mà máy trợ thính có thể hoạt động pin sạc hoặc pin tiểu. Dù là pin sạc hay pin tiểu thì cũng phải đáp ứng thời gian sử dụng tương đối, đồng thời tuổi thọ pin phải lâu.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và điều kiện kinh tế của gia đình mà người dùng có thể lựa chọn máy trợ thính với nhiều mức giá khác nhau. Chẳng hạn:
Đối với những người bị vấn đề về thính giác nhẹ, người già bị lãng tai thì chỉ cần chọn các dòng máy trợ thính khoảng 700K-2 triệu đồng là tương đối ổn. Bên cạnh mẫu mã đẹp, bắt mắt; các dòng máy trợ thính trong phân khúc này còn có khả năng đem đến chất lượng âm thanh rõ ràng và trung thực.
Một số máy trợ thính khác có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan được bán với giá từ tương đối rẻ dao động từ 200K đến 500K.
Nhật Bản và các nước Châu Âu như Đức hay Thụy Sỹ là những quốc gia có nhiều thương hiệu cung cấp các thiết bị chăm sóc sức khỏe nhất hiện nay trên thị trường. Trong số đó chúng ta có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như Siemens, Beurer, Phonak, Oticon, Rionet, Mimitakara.
Tiếp theo sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu chi tiết từng thương hiệu máy trợ thính để xem xem các thương hiệu này có những ưu/nhược điểm ra sao nhé.
XEM THÊM:
Một số các vấn đề gặp phải khi sử dụng máy trợ thính