Mũi taro là gì? Những điều lưu ý khi sử dụng mũi taro
Mũi Taro là việc dùng mũi thép (gọi là mũi taro) để tạo ra các bước ren có đường kính khác nhau, thường nhỏ hơn 20nm trở xuống.
Mũi Taro là việc dùng mũi thép (gọi là mũi taro) để tạo ra các bước ren có đường kính khác nhau, thường nhỏ hơn 20nm trở xuống.
Dụng cụ để gia công là một tay quay gọi là tay quay taro. Mũi taro là dụng cụ dùng để taro ren. … Điều này đồng nghĩ với việc mũi taro là dụng cụ còn taro là nguyên công.
Cấu tạo mũi Taro
Mũi Taro thường làm thành bộ, mỗi bộ taro gồm 3 chiếc làm bằng thép Cacbon Y12 hoặc thép gió tôi cứng. Mỗi chiếc taro chia ra làm 3 phần có kết cấu và tác dụng khác nhau.
Đầu taro là có ren đảm nhận công tác cắt gọt tạo nên ren ốc xoắn.
Cổ taro là phần không có ren, mặt tiết diện tròn, phần này dùn để khắc trị số đường kính, bước ren ốc…
Phân loại theo kiểu taro trong và taro ngoài
Dựa vào cách gia công: người ta phân mũi khoan taro thành 2 loại chính: mũi taro máy và mũi taro tay, taro bằng máy,là dùng máy tiện CNC, máy phay CNC, máy khoan từ để gia công…
Mũi taro máy chỉ có 1 cây, mũi taro rãnh xoắn hoặc là mũi taro rãnh thẳng.
Mũi taro rãnh xoắn dùng để gia công lỗ kín khi cắt sẽ móc phoi lên trên.
Mũi taro tay là mũi taro dùng để taro bằng tay nó dùng kết hợp với tay quay taro.
Mũi taro tay thường là 1 bộ gồm 3 cây, cây thô, cây bán tinh và cây tinh, nhưng do có sự tiến bộ về công nghệ vật liệu và thiết kế thông số hình học góc cắt nên hiện tại mũi taro tay chỉ cần 1 cây.
+ Dựa vào đường ren
Dựa vào đường ren người ta chia ra thành mũi taro ren phải và mũi taro ren trái. Mũi taro ren phải có đường ren thuận chiều kim đồng hồ là loại phổ biến thường dùng, mũi taro ren trái là mũi taro có đường ren trái chiều kim đồng hồ, nó thường được dùng trong mối ghép ren chuyển đồng. Ví dụ như ren cánh quạt hay kính của xe máy
+ Dựa vào vật liệu gia công
Bởi vì mỗi 1 loại vật liệu gia công sẽ sinh ra 1 loại phoi nhất định, có thể và phoi vụn hoặc phoi dây…và loại vật liệu nó cũng có độ cứng khác nhau
Phổ biến nhất là phân loại như sau: mũi taro thép thường, mũi taro thép cứng (thép đã tôi), mũi taro Inox, mũi taro nhôm + đồng, mũi taro gang
Tốt nhất là chọn đúng mũi taro cho vật liệu cần gia công nếu như gia công loạt vừa và lớn
để đảm bảo tuổi thọ của mũi taro, chất lượng của sản phẩm và năng suất gia công.
+ Dựa vào tiêu chuẩn ren
Vì mỗi vùng thậm chí mỗi nước người ta dùng 1 loại tiêu chuẩn về ren khác nhau.
Biết rằng Mũi taro hệ MET là loại mũi taro được sử dụng rộng rãi ở châu á, loại này là phổ biến ở Việt Nam ta nó được ký hiệu bằng chữ M.
Mũi taro hệ INCH là mũi taro dùng ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu ÚC. Nhưng tùy từng vùng và từng nước người taro lại chia ra thành nhiều chuẩn khác nhau.
+ Dựa vào phoi
Dựa và phoi người ta phân ra thành mũi taro cắt và mũi taro nén hay mũi taro ép.
Mũi taro cắt khi cắt sẽ sinh ra phoi còn mũi taro nén nó sẽ không sinh phoi, mà nó nén phoi lại.
Hướng dẫn sử dụng mũi khoan taro
Muốn khoan lỗ để taro chính xác thì phải khoan 2 lần, nếu khoan 1 lần dùng mũi đó luôn thì lỗ thường bị rộng, dẫn đến ren bị lỏng và dễ tuôn ren.
Sau khi khoan nên dùng 1 mũi lớn hơn vát mép lỗ khoan, dẫn hướng cho mũi taro dễ dàng.
Khi taro (ta rô, taps) đầu tiên đặt mũi taro (ta rô, taps) song song với lỗ khoan (vuông góc mặt phẳng), nếu không song song sẽ làm đường ren bị xéo, càng sâu càng nặng và nguy cơ gãy mũi cao.
Sao đó quay taro, cẫn thận thì quay tới 1 vòng quay lui nửa vòng, kết hợp lắc mũi taro cho bavia rơi ra.
Taro sâu khoảng 5 ren nên quay hết mũi ra để lấy bavia ra ngoài. Khi thấy nặng tay thì đừng cố, coi chừng gãy mũi trong đó thì khổ. Đó là dùng mũi taro thông thường, loại có 1 mũi thô 1 mũi tinh.
Đầu tiên taro mũi thô, sau đó chuyển qua mũi tinh quay qua 1 vòng. Nếu ren nào cần lắp chặt thì không cần dùng mũi tinh luôn cũng được.
Lỗ khoan nên sâu hơn chiều sâu có ren khoảng 5mm, chẳng hạn muốn có lỗ ren M5x0.8 sâu 10mm thì khoan lỗ cạn nhất là 15mm, vì mũi taro có phần dẫn hướng không có ren hoặc ren cạn, đoạn ren đó không dùng được.